|
|
|
|
Dự án đã thực hiện
|
-
|
Năm 2016
| |
|
|
|
Dự án nhà máy Z131 BQP, Thái Nguyên, Việt Nam |
Nguyên Tâm vui mừng cung cấp dây cáp điện cho dự án của BQP |
|
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của quân và dân ta đã lùi xa non nửa thế kỷ. Nhưng những chiến công mãi còn vang dội, ghi thêm những mốc son chói lọi trong trang sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính cuộc chiến này đã sản sinh ra những con người, những đơn vị anh hùng. Một trong những đơn vị anh hùng đó là Nhà máy Z131 – Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Z131 không chỉ là một trong những lá cờ đầu của ngành quốc phòng mà còn là tập thể ưu tú đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nhà máy Z131. Những anh hùng dưới chân núi Tam Đảo Ngày 15/6/1966, giữa những năm tháng giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, dưới chân núi Tam Đảo thuộc xã Tân Thành (nay là xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) Công trường 6503 được thành lập. Đây là một công trường đặc biệt với những nhiệm vụ được giao cũng hết sức đặc biệt: xây dựng, nghiên cứu, chế thử và sản xuất vũ khí cung cấp cho chiến trường miền Nam. Giữa thâm u rừng đại ngàn Tam Đảo, người ta thấy xuất hiện những chàng trai, cô gái tuổi vừa mười tám, đôi mươi khoác áo lính. Họ hăm hở chặt cây, nhặt đá, bạt ta luy, san đất, dựng lán trại trong rừng sâu. Nơi đó khí hậu khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn. Song dường như những hoàn cảnh khắc nghiệt đó không ngăn cản được ý chí kiên cường của những con người trẻ tuổi trong lòng đầy hoài bão, nhiệt huyết cách mạng. Lý tưởng của họ lúc đó là tất cả vì chiến trường miền Nam thân yêu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bà Phùng Thị Toan, một trong những người đầu tiên của Công trường 6503 bồi hồi nhớ lại. Hàng ngày, chúng tôi vào rừng chặt cây sặt, cây vầu, chặt gỗ, dọn mặt bằng để xây dựng lán trại, lắp đặt thiết bị sản xuất. Rừng nơi đó âm u chưa từng có người đặt chân tới, chỉ có tiếng rít của đại ngàn. Vắt ở đây thì nhiều vô kể. Những ngày mưa, chúng tôi bị vắt xanh, vắt nâu bám đầy người, đầy chân. Công việc lao động vất vả, làm toàn những việc chỉ dành cho đàn ông, điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng những cô gái như chúng tôi không hề nản chí. Những ngày mới đến, tôi và một nữ đồng chí phải trèo qua đỉnh núi Tam Đảo sang nhà dân mua rau về cho đơn vị. Đường đi hoang vu, cheo leo, chỉ cần sơ sểnh trượt chân là rơi xuống vực. Vừa đi vừa bẻ cây để đánh dấu đường về. Đi từ sáng đến trưa mới qua đến bên kia. Lúc giở nắm cơm ra ăn thì vắt đã bám đen kịt. Gạt vắt ra ăn xong chúng tôi vào nhà dân mua rau. Mỗi người gánh 35 kg rau vượt núi quay về đơn vị. Về đến nơi thì trời đã tối. Vất vả, gian khổ là thế nhưng chúng tôi vẫn hăng hái, không hề biết sợ. Sau hơn một năm triển khai xây dựng, với những phương tiện sản xuất thô sơ và sức người là chính, tập thể cán bộ chiến sĩ Công trường 6503 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 250 tân binh, trong đó có 234 nữ đã san lấp được hàng chục km đường giao thông nối liền tỉnh lộ 261, khai thác hàng vạn cây tre nứa, hàng chục mét khối gỗ, hàng trăm mét khối đá. Tự túc vật liệu xây dựng được trên 3.000m2 nhà ở, gần 2.000m2 nhà xưởng, tiếp nhận vận chuyển gần 300 tấn thiết bị, hàng nghìn tấn hàng hóa nguyên vật liệu… Đồng thời, triển khai lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất trong đó có nhiều máy móc, thiết bị nặng hàng chục tấn, yêu cầu độ chính xác cao. Khối lượng công việc hoàn thành 200%, rút ngắn thời gian xây dựng nhà máy gần 1 năm. Tháng 6 năm 1967, Công trường 6503 đổi tên thành Nhà máy V131 thuộc Cục quân giới. Trong quá trình xây dựng, đã có 1 đồng chí hy sinh và 7 đồng chí bị thương. Công sức và cả máu xương đồng đội đã đổ xuống càng hun đúc thêm quyết tâm lao động, sản xuất quên mình để góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của toàn thể nhà máy. |
|
|
|
|
|
|
|
|